Dây chuyền sơn tĩnh điện công ty Hoàng Gia Việt – Quy Trình sơn tĩnh điện

Dây chuyền sơn tĩnh điện tự động công ty Hoàng Gia Việt – Quy Trình sơn tĩnh điện 

Quy trình của dây chuyền sơn tĩnh điện : Gồm 4 công đoạn/bước căn bản

Dây chuyền sơn tĩnh điện tự động công ty Hoàng Gia Việt – Quy Trình sơn tĩnh điện 

Quy trình của dây chuyền sơn tĩnh điện : Gồm 4 công đoạn/bước căn bản

Bước 1 của dây chuyền sơn tĩnh điện: Xử lý bề mặt

–       Xử lý bề mặt – hóa chất
Bể tẩy dầu mỡ (dáng sút)-> Bể rửa nước chảy tràn -> Bể tẩy gỉ sét -> Bể rửa nước chảy tràn ->  Bể định hình bề mặt-> Bể photsphat kẽm -> Bể rửa nước
–        Xử lý bề mặt – cơ học

+ Bề mặt xử lý bằng mài nhám khi sử dụng quy trình dây chuyền sơn tĩnh điện 
Cải thiện độ bám dính bề mặt bằng gia tăng diện tích bề mặt
Qui trình được thực hiện bằng phun áp lực với nhiều loại vật liệu khác nhau
Sau khi phun áp lực bụi phải được làm sạch khỏi bề mặt trước khi sơn
Sau khi phun áp lực phải đem đi sơn liền

+ Bề mặt xử lý bằng Phun bi, phun cát khi sử dụng quy trình dây chuyền sơn tĩnh điện 

Bước 2 của dây chuyền sơn tĩnh điện: Sấy khô 
(Chỉ sấy khô khi xử lý bằng hóa chất, nếu cần)

Bước 3 của dây chuyền sơn tĩnh điện: Sơn

– Cho sản phẩm vào buồng sơn, gắn với băng tải, một đầu băng tải sẽ được nối tiếp đất.
– Sử dụng Súng sơn tĩnh điện được tích điện cao áp, bột sơn qua súng phun lên sản phẩm và bám dính mạnh mẽ bằng lực tĩnh điện.

Kiểm tra bề mặt sơn:
–  Độ dày
–  Độ đồng đều

Bước 4 của dây chuyền sơn tĩnh điện: Sấy chín 

Sấy bằng gas, điện trở hay nguyên liệu rắn như củi than, dầu.
Nhưng phổ biến hiện nay là dùng gas và điện trở.

– Cài đặt nhiệt độ:  100 độ c – 180 độ c: giai đoạn thoát khí
– Cài đặt nhiệt độ:  180 độ c – 200 độ c: liên kết tĩnh điện bị bẻ gãy và chuyển thành liên kết giữa bột sơn với bột sơn( đóng rắn)
– Cài đặt thời gian giữ nhiệt: Thông thường là 10 phút ( tùy loại bột sơn)

TEST – BẢO TRÌ HỆ THỐNG

1.    Test chất lượng sản phẩm ( khi áp dụng dây chuyền sơn tĩnh điện )

Kiểm tra chất lượng sản phẩm là khâu quan trọng nhất trong qui trình sản xuất sơn bột
Cần phải có một số dụng cụ, thiết bị cần thiết để kiểm tra chất lượng, đảm bảo bề mặt sơn đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Trước khi sản xuất hàng loạt, mẫu được sơn thử trước để kiểm tra chất lượng bột sơn theo đúng tiêu chuẩn
1.1. Độ dày màng sơn khi áp dụng dây chuyền sơn tĩnh điện

Trước khi sấy
Thiết bị điện tử với màng nhựa chuẩn
Lược cào
Phương pháp đo dựa trên kỹ thuật laser (đắt tiền)
Quan sát bằng mắt thường (thường xuyên).

Sau khi sấy
Dùng thiết bị trên đo chiều dày màng sơn
1.2.       Màu sắc

Cách kiểm tra màu
Dùng thiết bị phòng thí nghiệm
Dùng thiết bị xách tay
Kiểm tra bằng mắt thường, so sánh với mẫu màu chuẩn
Lưu ý: Nên sử dụng nguồn sáng chuẩn khi chỉnh màu

2.    Khả năng che phủ ( khi sử dụng dây chuyền sơn tĩnh điện ) 

2.1. Panel trắng đen

Xác định độ che phủ của lớp sơn phủ

2.2. Các lỗi trên bề mặt sơn khi sử dụng dây chuyền sơn tĩnh điện 

Đốm

Từ những loại bột khác
Từ lò sấy
Bụi bẩn từ môi trường

Lỗ dạng hố lửa

Bề mặt bị nhiễm các chất như silicone, acrylics, dầu hoặc nhớt
Bề mặt bị nhiễm các chất khác không tương thích với sơn

Lỗ kim

Do sự thoát khí từ màng sơn hoặc vật thể được sơn
Bề mặt bị nhiễm bẩn
Bột bị ẩm

2.3.  Cơ tính – kiểm tra độ bền va đập khi sử dụng quy trình dây chuyền sơn tĩnh điện 

–       Đo độ biến dạng của lớp sơn phủ
–       Kiểm tra được tiến hành tại mặt trước và mặt sau của tấm sơn mẫu
–       Độ dày màng sơn nên theo tiêu chuẩn (60-80 microns)
–       Khả năng chịu va đập được xác định bằng trọng lượng của “quả đập” với chiều cao tối đa nơi mà màng sơn không bị vỡ(inch x pounds hoặc Joule)

2.4.  Cơ tính – độ dẻo màng sơn khi sử dụng quy trình dây chuyền sơn tĩnh điện 

Kiểm tra độ dẻo/đàn hồi Cupping hoặc Erichsen 
Xác định độ dẻo/đàn hồi của màng sơn bằng cách làm biến dạng từ từ màng sơn. Một viên bi được ép vào tấm sơn mẫu và được đẩy sâu vào cho đến khi xuất hiện vết rạn, ghi lại kết quả chiều dài đã đẩy được
Độ uốn cong
Dùng dụng cụ hình nón đo độ uốn cong màng sơn (conical) hay hình trụ (Mandrel)

2.5.       Cơ tính- độ cứng màng sơn khi sử dụng quy trình dây chuyền sơn tĩnh điện 

Buchholz
•       Độ cứng màng sơn được xác định bằng khả năng màng sơn chống trầy xước từ một vật nặng sắc cạnh
Bút chì
•       Phương pháp được tiến hành bằng cách vạch bút chì với độ cứng khác nhau lên bề mặt màng sơn
Dur-O-Test
•       Dụng cụ gồm một ống tròn, bên trong có lò xo áp lực trượt trên một rãnh

2.6.       Cơ tính- độ bám dính khi sử dụng quy trình dây chuyền sơn tĩnh điện 

Độ bám dính theo kiễu mắt lưới (Cross-cut test)
Khả năng bám dính của sơn lên vật thể khi bị cắt theo kiểu mắt lưới, dán băng keo vào và giật ra.

Độ bám dính theo kiểu dán (Pull-off test)
Kiểm tra độ bám dính giữa lớp sơn với vật thể được sơn bằng cách dán các nút lên mặt sơn bằng keo rồi giật mạnh ra.

2.7.       Cơ tính – mức độ sấy khi sử dụng quy trình dây chuyền sơn tĩnh điện 

Dùng MEK (Methyl-Ethyl-Ketone)
Kỹ thuật đơn giản và nhanh để kiểm tra màng sơn đã được sấy đủ hay chưa
Có thể được sử dụng trên mẫu thực tế đã được sơn
Mẫu chuẩn luôn được dùng để đối chứng

2.8.       Cơ tính – khả năng chống tẩy rửa khi sử dụng quy trình dây chuyền sơn tĩnh điện 

Các chất tẩy rửa khác nhau sẽ được thử trên màng sơn
Các thông số như nồng độ, nhiệt độ, thời gian là các yếu tố chính để đánh giá

2.9.       Cơ tính – khả năng chống chất hoá học khi sử dụng quy trình dây chuyền sơn tĩnh điện 

Một phần tấm mẫu được nhúng vào dung dịch hóa học
Tấm mẫu được so sánh với tấm chuẩn

2.10.    Cơ tính – khả năng chống nước sôi khi sử dụng quy trình dây chuyền sơn tĩnh điện 
Đây là cách đơn giản và hiệu quả để đánh giá mức độ xử lý bề mặt trước khi sơn
Các tấm mẫu được nhúng vào nước đã khử ion hoặc nước cất và được để sôi trong 2 giờ
Mức độ Phồng rộp và bong tróc sẽ xảy ra nếu bề mặt tấm mẫu bị bẩn hoặc xử lý bề mặt chưa tốt

2.11.    Cơ tính – khả năng chịu tác động môi trường khi sử dụng quy trình dây chuyền sơn tĩnh điện 

Kiểm tra khả năng kháng muối khi sử dụng dây chuyền sơn tĩnh điện 
Các tấm mẫu đã sơn được nhúng trong dung dịch muối với nồng độ, nhiệt độ và thời gian xác định
Kiểm tra khả năng chống ẩm khi sử dụng dây chuyền sơn tĩnh điện 
Các tấm mẫu đã sơn được đặt trong với nồng độ ẩm, nhiệt độ và thời gian xác định

Kiểm tra khả năng chống tia cực tím (tia UV) khi sử dụng dây chuyền sơn tĩnh điện 
Các tấm mẫu được đặt trong môi trường tia cực tím để xác định khả năng giữ độ bóng và khả năng bền màu

3. Độ bóng ( khi sử dụng dây chuyền sơn tĩnh điện ) 

Độ bóng được đo bằng máy đo độ bóng ở nhiều góc độ khác nhau
Độ bóng ở góc 60 độ được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sơn
Độ bóng ở góc 20 độ được dùng khi đo độ bóng cho bề mặt có độ bóng cao
Độ bóng ở góc 85 độ được dùng khi đo độ bóng cho bề mặt có độ bóng thấp

4. Độ phẳng bề mặt ( khi sử dụng dây chuyền sơn tĩnh điện ) 

Dùng bộ mẫu độ phẳng chuẩn PCI (Powder Coating Institute)
Các bề mặt chuẩn, đã được sơn với độ phẳng khác nhau. Bao gồm 10 mức, đi từ rất sần da cam đến rất phẳng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *